Tiếp thị đa kênh là gì? Có nên áp dụng tiếp thị đa kênh?

Tiếp thị đa kênh là gì? Tiếp thị đa kênh tại sao dần trở thành xu hướng tiếp thị mới của các doanh nghiệp Việt Nam? Tiếp thị đa kênh khác gì so với cách tiếp thị truyền thống? Có nên sử dụng tiếp thị đa kênh?

Hãy cùng AloNgay giải đáp toàn bộ câu hỏi trên ngay trong bài viết dưới đây nhé!

I. Tiếp thị đa kênh là gì?

tiếp thị đa kênh là gì
(Tiếp thị đa kênh là gì?)

Tiếp thị đa kênh (multi-channel marketing hay Omnichannel) có thể hiểu đơn giản là sử dụng toàn bộ các nền tảng mà bạn đang sở hữu để tạo ra trải nghiệm đồng nhất cho khách hàng.

Tiếp thị đa kênh bao gồm cả kênh tiếp thị số (website, fanpage..) và kênh tiếp thị truyền thống (cửa hàng, điểm bán). Cụ thể, các kênh trong tiếp thị đa kênh có thể kể tới như:

  • PPC và Quảng cáo trực tuyến
  • Website doanh nghiệp
  • Direct Email
  • Emai Marketing
  • Tiếp thị qua di động
  • Đặt hàng qua Email
  • Cửa hàng bán lẻ

Toàn bộ các kênh tiếp thị cần có thông điệp đồng nhất, liền mạch nhưng được điều chỉnh dựa trên hành vi của khách hàng. Mục tiêu của tiếp thị đa kênh là giúp người dùng dễ dàng chọn được cách mua hàng phù hợp nhất với họ.

II. Tại sao cần tiếp thị đa kênh?

Tiếp thị đa kênh có nhiều điểm mạnh và lợi ích so với cách tiếp thị truyền thống. Tiếp thị đa kênh đặc biệt phù hợp với bất kỳ doanh nghiệp với quy mô nào. Tiếp thị đa kênh là xu hướng làm marketing hiện đại mang lại hiệu quả cao với nguồn khách hàng dồi dào.

1. So sánh với cách tiếp thị truyền thống

Tiếp thị đa kênh là gì?
(Tiếp thị đa kênh và tiếp thị truyền thống có gì khác nhau?)

Trong khi cách tiếp trị truyền thống tập trung vào các kênh truyền thông cũ như in ấn, điện thoại, direct email… Thì tiếp thị đa kênh tập trung vào các nền tảng truyền thông mới như website, email, video, GPS, tin nhắn…Tiếp thị đa kênh giúp bạn gần gũi hơn với khách hàng và theo dõi hành vi của khách hàng trên Internet.

Với nhu cầu sử dụng Internet ngày càng tăng cao trong thời đại số 5.0 hiện nay. Thì việc làm tiếp thị đa kênh vốn đã trở thành xu hướng tiếp thị bắt buộc của bất kỳ doanh nghiệp nào.

2. Lợi ích của tiếp thị đa kênh

Tiếp thị đa kênh là gì?
(Tiếp thị đa kênh giúp tăng doanh số hiệu quả)

Một số lợi ích lâu dài của tiếp thị đa kênh có thể kể đến như:

  • Tăng doanh số bán hàng online. Tiếp thị đa kênh có thể giúp tăng doanh số hiệu quả. Khách hàng đến từ các chiến dịch đa kênh chi tiêu nhiều gấp 4 lần so với khách từ các kênh truyền thống (wiki). Ngoài ra, ROI cũng tăng ít nhất 20% so với việc chỉ tiếp thị trên một kênh
  • Tạo ra lợi thế cạnh tranh với đối thủ, cho phép bạn nắm bắt các cơ hội tiếp cận khách hàng trước đối thủ.
  • Hiểu hơn về hành vi của khách hàng bằng các phản hồi tương tác từ khách. Hoặc qua các báo cáo từ các công cụ theo dõi hành vi, sở thích của khách hàng trên Internet. Từ đó, bạn có thể đưa ra thông điệp sản phẩm/dịch vụ phù hợp cho từng đối tượng khách hàng mục tiêu cụ thể dựa trên nhu cầu của họ.
  • Xây dựng mối quan hệ bền vững với khách hàng thông qua các kênh hỗ trợ tương tác hai chiều.
  • Cải thiện tiềm năng tiếp thị bằng cách tạo ra nhiều “điểm chạm” hơn với khách hàng. Họ có thể mua hàng qua bất kỳ kênh nào vì bạn có nhiều cơ hội tiếp cận hơn so với cách tiếp thị truyền thống.

3. Hạn chế của tiếp thị đa kênh?

Tiếp thị đa kênh là gì?
(Tiếp thị đa kênh cũng có thể dễ gây nhầm lẫn cho khách hàng nếu không có sự đồng nhất về thông điệp)

Tất nhiên, bất kỳ thứ gì cũng có tính hai mặt. Song hành với những lợi ích là những điểm hạn chế khi thực hiện tiếp thị đa kênh. Cụ thể:

  • Dễ gây nhầm lẫn cho khách hàng khi quá nhiều kênh tiếp cận họ. Việc này có thể khắc phục bằng cách đồng nhất các thông điệp cho từng nhóm đối tượng cụ thể. Và chính thương hiệu của bạn cũng cần đồng nhất về các thông điệp đưa ra trên các kênh.
  • Có thể gây ra xung đột giữa các kênh tiếp thị nếu như quản lý không tốt và kém chặt chẽ
  • Tăng thêm chi phí marketing vì cần đầu tư vào nhiều kênh tiếp thị

Tuy nhiên, các điểm yếu này của tiếp thị đa kênh có thể khắc phục được. Và quan trọng, giá trị lợi ích mà tiếp thị đa kênh mang lại sẽ lớn hơn các điểm hạn chế của cách tiếp thị này.

III. Cách xây dựng chiến lược đa kênh?

Với nhiều lợi ích như vậy, thì đâu là cách xây dựng chiến lược đa kênh hiệu quả? AloNgay sẽ gợi ý bạn 03 điểm chính giúp tạo nên một chiến lược đa kênh hiệu quả bền vững.

1. Vẽ “bản đồ đa kênh” (Channel Mapping) dựa trên hành trình khách hàng (Consumer Journey)

Channel Mapping là bản kế hoạch sơ lược cách sử dụng các kênh tiếp thị mà bạn đang sở hữu để đưa khách hàng đi theo một hành trình mua hàng nhất định. Lập Channel Mapping sẽ giúp bạn hiểu rõ vai trò của từng kênh tiếp thị và đưa ra các chiến dịch tiếp thị hiệu quả.

Có 03 giai đoạn trong hành trình khách hàng bạn cần quan tâm là: Awareness (nhận thức) – Consideration (cân nhắc) – Purchase (mua hàng). Với từng giai đoạn khác nhau, bạn sẽ cân nhắc để chọn ra các thông điệp và kênh tiếp cận khác nhau nhằm tăng tỉ lệ tiếp cận hoặc tỉ lệ chuyển đổi.

2. Phân khúc khách hàng

Điều quan trọng cốt lõi trong tiếp thị đa kênh đó là biết cách cá nhân hóa khách hàng và tiếp cận đúng đối tượng. Cách giúp bạn tiếp cận đúng đối tượng là phân khúc khách hàng. Từ đây, bạn sẽ biết đưa đúng thông điệp cho từng đối tượng khách cụ thể.

Một số thông tin tham khảo phân loại như:

  • Thông tin cá nhân: tuổi tác, giới tính, hôn nhân, vị trí..
  • Hành vi tương tác: tần suất và cách họ tương tác với các kênh, các chiến dịch marketing
  • Hành vi mua: họ đang ở giai đoạn nào trong hành trình? tần suất mua? số tiền trong lần mua đầu?

Sau khi phân khúc khách hàng, bạn có thể cài đặt các công cụ tự động hóa để chăm sóc, tương tác với khách như Email automation, chat bot… nhằm khích lệ khách hàng thực hiện một hành động cụ thể nào đó (mua hàng).

3. Đo lường – Tối ưu

Sau khi đã tạo ra nền tảng vững chắc cho những bước phát triển các kênh tiếp thị. Bạn vẫn cần liên tục thu thập thêm các dữ liệu về khách hàng của mình.

Gợi ý một  số thông tin có ích cần thu thập (kể cả sau mua):

  • Đánh giá / trải nghiệm của khách sau khi mua hàng. Qua đây bạn có thể đánh giá được chất lượng các hoạt động mua hàng của khách có trơn tru hay không.
  • Đánh giá / trải nghiệm của khách sau khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ. Đây là thông tin quan trọng giúp bạn tiếp cận với nhiều khách hàng hơn. Đây là một trong những cách nhanh nhất tạo lòng tin với khách mới và khích lệ người cũ mua lại.
  • Các ý kiến đóng góp khác của khách hàng về dịch vụ vận chuyển, thái độ nhân viên… Toàn bộ thông tin này sẽ giúp bạn cải thiện quy trình bán hàng nhăm hỗ trợ tốt hơn cho các khách sau.

Bạn có thể thử nghiệm nhiều thông điệp, hình ảnh, thời gian tiếp cận khác nhau. Sau đó đo lường, kiểm tra hiệu quả của từng chiến dịch. Việc này giúp bạn xác định được phân khúc khách hàng có tỉ lệ mua hàng tốt nhất. Và bạn nên sử dụng kênh nào, hoặc tiếp cận khách như thế nào để nhanh chóng ra chuyển đổi.

IV. Phần mềm quản lý tiếp thị đa kênh là gì?

Khi thực hiện tiếp thị đa kênh, bạn sẽ cần thêm một số công cụ quản lý đa kênh để hỗ trợ theo dõi và phân tích hiệu quả của các kênh tiếp thị. Dưới đây sẽ là gợi ý một số phần mềm quản lý đa kênh tốt, bền vững bạn nên sử dụng.

1. AloNgay

alongay-nut-da-kenh
(Kết nối khách hàng trên nhiều nền tảng với Nút Đa kênh của AloNgay)

AloNgay được biết đến là một công cụ quản lý đa kênh và CRM mini – “xu hướng mới” được các doanh nghiệp Việt chọn lựa vì dễ sử dụng và chi phí tiết kiệm. AloNgay là phần mềm được phát triển bởi chính các chuyên gia Marketing tại Việt Nam, qua sự nghiên cứu kĩ lưỡng về hành vi mua hàng của người Việt, cũng như những khó khăn của các chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ trên môi trường Internet đầy cạnh tranh.

Một số tính năng nổi bật của AloNgay bạn không thể bỏ qua như:

  • Nút đa kênh: giúp khách truy cập dễ dàng liên hệ qua nhiều kênh như Zalo, Facebook, Skype, Email…
  • Nút gọi AloNgay: khích lệ khách hàng gọi điện đến hotline của bạn
  • Phễu đa kênh: bám đuổi khách hàng đa kênh tăng tỉ lệ mua hàng
  • Tạo Voucher khuyến mãi trên website
  • Tạo Popup nhận báo giá trên website
  • Tạo và hiển thị Banner quảng cáo ngay trên website
  • Hiển thị thông báo trên trình duyệt (Chrome, Firefox..) để đẩy khách hàng về website của bạn
  • Đo chuyển đổi chính xác 100% từ Google Ads và Facebook Ads.

Người làm Marketing lâu năm sẽ nhận thấy đây là công cụ tiềm năng cho doanh nghiệp Việt. Khi mà phần lớn các hoạt động Marketing và chăm sóc khách hàng được tích hợp chỉ trong 01 công cụ.

Ngoài ra, AloNgay còn đang cho phép người dùng sử dụng thử miễn phí. Bạn có thể nâng cấp bản PRO với chi phí thấp để sử dụng được nhiều tính năng hỗ trợ hơn.

2. Haravan

Haravan cũng là một phần mềm quản lý đa kênh được nhiều người sử dụng tại Việt Nam.

Haravan là công ty công nghệ được thành lập từ năm 2014 chuyên cung cấp các giải pháp bán lẻ Omnichannel, thương mại điện tử và Engagement Marketing.

Haravan cung cấp nhiều giải pháp quản lý đa kênh mạnh mẽ cho doanh nghiệp

  • Hỗ trợ bán hàng, quản lý và đồng bộ dữ liệu bán hàng trên các kênh
  • Quản lý tích điểm cho khách hàng
  • Quản lý linh hoạt đơn hàng
  • Hệ thống API mở rộng
  • Cung cấp giải pháp quản lý đơn hàng online và offline

Haravan là một trong những phần mềm toàn diện về quản lý các kênh bán hàng khi làm tiếp thị đa kênh.

3. Sapo

Sapo là công ty công nghệ được thành lập vào năm 2008 chuyên về xây dựng nền tảng công nghệ hỗ trợ lĩnh vực bán lẻ và TMĐT.

Khách hàng của Sapo có nhiều thương hiệu lớn như Viglacera, Hồng Hà hay Sơn Hà.

Giải pháp quản lý bán hàng đa kênh Omnichannel từ Sapo có nhiều tính năng:

  • Đồng bộ thông tin, giá và tồn kho sản phẩm
  • Đăng sản phẩm lên nhiều gian hàng như tiki, lazada, shopee
  • Tính năng chat đa sàn dễ quản lý tin nhắn của khách hàng
  • Quản lý tập trung
  • Quản lý khách hàng, lịch sử mua hàng
  • Quản lý đối tác, nhà cung cấp
  • Quản lý vận chuyển, đối soát phí ship
  • Báo cáo doanh thu theo từng kỳ
  • Quản lý  thông tin và dữ liệu khách hàng

Sau đó có thể chọn nâng gói dịch vụ theo nhu cầu.

V. Lời kết

Khi làm tiếp thị đa kênh, bạn có thể nhận được nhiều lợi ích và hiệu quả hơn so với cách tiếp thị truyền thống. Ngoài ra, khi làm tiếp thị đa kênh, bạn nên sử dụng thêm các công cụ/phần mềm hỗ trợ quản lý đã kênh để dễ dàng quản lý các kênh tiếp thị.
[alo-form=1]
Mong rằng, với bài viết này, bạn đã trả lời được câu hỏi “Tiếp thị đa kênh là gì?” và “Có nên làm tiếp thị đa kênh?”. Bạn có thể tham khảo thêm nhiều kiến thức Marketing hữu ích khác tại Blog AloNgay.

Chúc bạn có nhiều thành công mới!

Marketing Planner & Content Specialist for SMEs
Xem tất cả bài viết

Alo Ngay là công cụ cho phép khách hàng để lại số điện thoại và yêu cầu gọi lại trên website của bạn khi cần tư vấn về sản phẩm hay dịch vụ mà bạn cung cấp.

Số điện thoại hỗ trợ: 0988.370.251

Email: [email protected]