Thu hút khách hàng tiềm năng là một trong những điều mà các doanh nghiệp luôn quan tâm nhất. Cùng vLance tìm hiểu bài viết dưới đây để xem các phương pháp thu hút khách hàng hiệu quả nhất trong thời gian gần đây.
Bài viết có gì?
Khách hàng tiềm năng là gì?
Khách hàng tiềm năng là những cá nhân hoặc tổ chức có lối sống hay hành vi tiêu dùng phù hợp với sản phẩm hay dịch vụ doanh nghiệp đang cung cấp. Họ là những người có sự quan tâm nhất định tới với sản phẩm/ dịch vụ được cung cấp.
Xem thêm: Quy trình tiếp cận khách hàng tiềm năng
Một chiến lược Marketing hiệu quả là chiến lược thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng. Dưới đây là một số cách để doanh nghiệp có thể thu hút khách hàng hiệu quả và tiết kiệm chi phí.
Cách để thu hút khách hàng tiềm năng
1. Câu chuyện thương hiệu – đánh vào tâm lý khách hàng
Khi trên thị trường có hàng trăm ngàn thương hiệu cùng bán một sản phẩm việc làm thương hiệu của mình đáng nhớ và nổi bật hơn cả vô cùng quan trọng. Để đạt được điều này thì cần phải xây dựng một câu chuyện thương hiệu độc đáo.
Cách để có một câu chuyện thương hiệu thu hút
- Nút thắt: Mọi kịch bản đều trở nên ấn tượng khi có những nút thắt. Một câu chuyện thương hiệu hời hợt thiếu điểm nhấn sẽ chẳng để lại ấn tượng gì sau một cú click chuột.
- Sự đồng cảm: Đừng ngại chia sẻ những khó khăn thử thách trong quá trình thành lập doanh nghiệp. Khách hàng không chỉ đồng cảm mà sẽ đề cao sự nỗ lực của bạn.
- Sự gần gũi: Những năm trở lại đây đã có rất nhiều nhãn hàng thành công khi khai thác những yếu tố gần gũi trong đời sống, gia đình hay những nét đẹp văn hóa truyền thống hay sự kiện nổi bật. Điển hình là Manwha – “Đủ yêu thương là trọn vẹn sum vầy” với nội dung nhắm tới tình cảm gia đình và Bộ sưu tập Bitis Street x Vietmax cổ vũ tinh thần chống dịch Covid-19.
2. Hình ảnh chủ đạo (key visual) của thương hiệu – độc đáo và dễ nhớ
Cũng như câu chuyện thương hiệu hình ảnh chủ đạo là một trong những yếu tố làm thương hiệu trở nên nổi bật trên thị trường. Ví dụ như Coca Cola đã hoàn toàn thay đổi hình ảnh ông già nô-en từ mặc bộ quần áo màu xanh sang màu đỏ (màu tượng trưng của hãng) vào năm những năm 1930.
Cách để để truyền tải trọn vẹn thông điệp vào hình ảnh chủ đạo là gì:
- Tối giản phần chữ, nếu sản phẩm có hình thức bắt mắt, thể hiện bằng hình ảnh bao giờ cũng hiệu quả hơn rất nhiều.
- Nhất quán với màu sắc đặc trưng và tính cách của nhãn hàng.
- Tính sáng tạo độc quyền, mục đích của hình chủ đạo là gợi nhớ tới nhãn hàng cũng như chiến dịch. Mất đi bản sắc riêng thì hình ảnh chủ đạo không thể đại diện cho nhãn hàng một cách tối ưu.
- Phù hợp với thị hiếu khách hàng mục tiêu.
3. Mạng xã hội: tiếp cận khách hàng tiềm năng nhanh hơn, rộng hơn
Theo Vnetwork, tính đến năm 2021, Việt Nam có hơn 75 triệu người sử dụng Facebook, hơn 10 triệu người sử dụng Instagram và 45 triệu người sử dụng Youtube. Với những phương pháp truyền thông cũ (áp phích, tờ rơi, quảng cáo qua TV,…) việc có thể tiếp cận lượng khách hàng lớn và đúng đối tượng mục tiêu là rất khó khăn. Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại, việc tiếp cận tới 1 triệu khách hàng tiềm năng với chi phí hợp lý là việc hoàn toàn khả thi khi đã có các công cụ quảng cáo trên Mạng xã hội.
3.1. Facebook Ads
Facebook Ads là dịch vụ trả phí để được đăng các thông tin quảng cáo mình mong muốn. Facebook chứa đựng rất nhiều dữ liệu người dùng từ giới tính, tuổi tác, địa điểm đến cả sở thích của họ. Những dữ liệu này giúp các doanh nghiệp và nhà bán hàng dễ dàng tiếp cận được đúng đối tượng khách hàng mà họ đang hướng tới. Ví dụ, người dùng tìm kiếm mua laptop thì ngày hôm sau Facebook Ads sẽ tự động hiển thị quảng cáo tương ứng với nhu cầu cũng như sự quan tâm của người dùng đó.
3.2. Instagram Ads
Tương tự như Facebook, Instagram cũng cung cấp dịch vụ quảng cáo trả phí. Những bài đăng quảng cáo sẽ được xen giữa các bài đăng trên trang chủ hoặc giữa các story. Tuy nhiên Instagram được sử dụng phổ biến trong độ tuổi 18-24 nên sẽ phù hợp hơn với những sản phẩm nhắm tới đối tượng trẻ
3.3. Youtube Ads
Khác với Instagram và Facebook, Youtube Ads là quảng cáo dưới dạng video. Quảng cáo Youtube có ba dạng:
- Instream Ads: Loại quảng cáo phổ biến và được chọn sử dụng nhiều nhất
- Video Discovery Ads: Quảng cáo nằm ở vị trí đầu trong kết quả tìm kiếm
- Quảng cáo đệm: chỉ được kéo dài 6 giây, người xem không được quyền bỏ qua
Quảng cáo Youtube thường phù hợp với các doanh nghiệp muốn truyền tải hình ảnh sản phẩm một cách đa chiều sinh động tới khách hàng tiềm nằng của mình hoặc muốn xây dựng câu chuyện thương hiệu qua hình ảnh.
4. Affiliate Marketing – Review sản phẩm trên nền tảng Tiktok
Affilliate Marketing là gì? Affilliate Marketing là hình thức tiếp thị liên kết, mô hình Affilliate bao gồm nhà cung cấp và nhà phân phối. Trong trường hợp tiếp thị sản phẩm qua các clip review, nhà cung cấp chính là doanh nghiệp và những người review sản phẩm đóng vai trò là nhà phân phối.
Sự phát triển của nền tảng Tiktok – nơi cho phép người dùng đăng các clip với thời lượng ngắn đã giúp cho hình thức Affiliate Marketing dưới dạng review sản phẩm trên nền tảng này trở nên nở rộ hơn bao giờ hết . Rất nhiều clip review sản phẩm trên Tiktok đã đạt tới hàng triệu lượt xem. Điều này đã đủ chứng minh sức hút của hình thức Marketing này đối với khách hàng và độ hiệu quả của nó.
Sự phát triển của hình thức review sản phẩm có thể được lý giải bởi sự gần gũi giữa người quảng cáo và người mua hàng. Khi những hình thức marketing như chạy ads là những hình thức một chiều thiếu sự tương tác giữa khán giả và nhãn hàng, cũng như nhà quảng cáo, thì các clip review sản phẩm trên Tiktok cho phép khán giả tương tác và đưa ra quan điểm của mình. Hơn nữa, những người review sản phẩm trên Tiktok thường có lối sống cũng như mức thu nhập tương đồng với khán giả. Chính vì vậy, khán giả cũng dành một sự tín nhiệm nhất định cho họ.
5. SEO – giúp thông tin đến với khách hàng một cách dễ dàng
SEO (Search engine optimization) hay còn được hiểu là tối ưu hóa công cụ tìm kiếm là một quy trình hỗ trợ trang web tăng thứ hạng trên trang kết quả tìm kiếm.
Lợi ích của SEO:
- Tăng thứ hạng trong trang kết quả tìm kiếm giúp khách hàng tiềm năng có thể tiếp cận trang web một cách dễ dàng hơn. Từ đó giúp tăng lưu lượng truy cập cho website.
- Tiết kiệm chi phí. Bằng cách viết bài “chuẩn SEO” sẽ giúp website doanh nghiệp hiển thị tốt hơn trên công cụ tìm kiếm và tiết kiệm chi phí Marketing.
- Nổi bật hơn các đối thủ. Thông thường khi tìm kiếm, khách hàng sẽ ưu tiên truy cập vào những website xếp đầu trang kết quả tìm kiếm. Chính vì vậy thứ hạng càng cao thì website của bạn càng nổi bật hơn đối thủ và khả năng được truy cập cũng cao hơn rất nhiều
6. Đưa ra hình thức giảm giá
Việc đưa ra các hình thức giảm giá sẽ khiến nhiều khách hàng tiềm năng có thêm động lực để trải nghiệm sản phẩm, những người mà rất có thể sẽ trở thành khách hàng trung thành của thương hiệu. Phương pháp này vô cùng hiệu quả đối với những doanh nghiệp mới khai trương, mong muốn có thu hút khách hàng từ các đối thủ. Việc đưa ra các chiến lược giảm giá sáng tạo nhân dịp những ngày vui như: Lễ Tết, Ngày Phụ nữ, đội tuyển Việt Nam chiến thắng,… đánh vào tâm lý tích cực sẵn có của khách hàng.
Tuy nhiên giảm giá cũng là một con dao hai lưỡi khi có thể vô tình khiến khách hàng không muốn mua sản phẩm nguyên giá mà chỉ đợi tới lúc giảm giá mới mua. Vậy nên doanh nghiệp cần cân nhắc kĩ khi áp dụng hình thức này.
7. Dịch vụ chăm sóc khách hàng
7.1. Trải nghiệm khách hàng
Ngày nay khi cuộc sống phát triển, nhu cần của con người không chỉ dừng lại ở việc “ăn no, mặc ấm” mà hướng tới việc “ăn sung mặc sướng”. Chính vì vậy kì vọng đối với thái độ nhân viên và trải nghiệm khi mua hàng càng ngày càng cao. Khi có doanh nghiệp tạo ra những trải nghiệm mới mẻ sẽ thu hút được thêm rất nhiều khách hàng tiềm năng.
Ví dụ như chuỗi nhà hàng lẩu Haidilao, những dịch vụ tích hợp như sơn móng tay miễn phí, phòng trông trẻ,… và sự quan tâm rất tinh tế như cung cấp dây chun buộc tóc, khăn lau kính giúp khách hàng có thể thưởng thức món ăn một cách trọn vẹn hơn. Với trải nghiệm khách hàng tuyệt vời, Haidilao đã thu hút lượng lớn khách hàng tới sử dụng sản phẩm của mình, mặc dù có mức giá thành nhỉnh hơn những đối thủ trong ngành.
7.2. Thẻ Thành viên
Thẻ thành viên hay còn gọi là thẻ khách hàng thân thiết thường được triển khai dưới dạng tích điểm. Khi giá trị hàng mua đạt tới một mức nhất định thì khách hàng sẽ được tăng hạng thẻ đi kèm với các ưu đãi.
Lợi ích của thẻ thành viên
- Dễ dàng quản lý thông tin khách hàng: Qua tấm thẻ thành viên các doanh nghiệp có thể nắm rõ những thông tin như: tên tuổi, số điện thoại, mức chi tiêu trung bình, hành vi tiêu dùng.
- Duy trì sự trung thành của khách hàng: Khi được thăng hạng làm khách hàng thân thiết, người mua thường có tâm lý muốn gắn bó lâu dài với nhãn hàng do cảm thấy mình luôn được ưu tiên hơn những khách hàng bình thường.
- Tăng giá trị đơn hàng: Ví dụ, đơn hàng tối thiểu được tích điểm là 50.000 thì những khách hàng khi sẽ cố mua đạt giá trị này để đơn hàng được tích điểm.
8. Banner quảng cáo – hiển thị thông minh dựa trên hành vi người dùng
Hiển thị Banner quảng cáo trên các web là một cách rất hữu hiệu để thu hút khách hàng và tăng độ nhân diện thương hiệu. Qua những lượt click vào banner, chủ doanh nghiệp có thể dễ dàng xác đĩnh những khách hàng tiềm năng từ đó cá nhân hóa nội dung sao cho phù hợp với tệp khách hàng của mình.
Cùng với tính năng đặt banner của AloNgay, banner quảng cáo sẽ hiển thị phù hợp với thời gian và nhu cầu của khách hàng. Banner sẽ hiển thị dưới dạng form nhằm khuyến khích khách hàng để lại thông tin. Thông tin này sẽ được chuyển trực tiếp tới hòm thư doanh nghiệp giúp phân tích rõ chân dung khách hàng.
Xem thêm: Hướng dẫn cài đặt và tối ưu công cụ Banner Quảng cáo AloNgay
Lời kết
Với những phương pháp trên, AloNgay hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể chọn ra loại hình quảng cáo hiệu quả phù hợp với đội tượng khách hàng cũng như mặt hàng mà mình đang cung cấp.
Tăng lượng tiếp cận khách hàng tiềm năng cùng AloNgay.