Tăng lượng truy cập website? Đến ngay 6 loại nội dung thú vị sau

Quả thực, làm sao để tăng lượng truy cập website luôn là vấn đề nan giải của người làm nội dung. Còn bạn nếu mới chỉ “gà mờ” tiếp cận với công việc này, việc đầu tiên bạn cần thực hiện là tự tạo một website và bắt đầu viết. Có cho mình một blog để thỏa sức sáng tạo, thật phấn khởi khi trang web ấy được nhiều người biết tới, họ truy cập và theo dõi từng bài viết mới của bạn.

Hãy thử trải nghiệm một số gợi ý về các loại nội dung giúp tăng lượng truy cập dưới đây của chúng tôi, biết đâu bạn sẽ tìm được lời giải cho câu chuyện của chính mình. Hãy sáng tạo thêm những ý tưởng còn độc đáo hơn nữa!

Một số dạng nội dung đa dạng, xu hướng giúp tăng traffic đáng kể

1. Infographic – Định dạng sinh động ngày càng được ưa chuộng

Là hình thức trình bày thông tin hoặc dữ liệu một cách trực quan, infographic chính là sự tổng hợp gồm info + graphic. So với các loại truyền tải nội dung khác, infographic ngày càng được yêu thích và truy cập nhiều hơn bởi thiết kế đẹp mắt, logic, thông tin được cung cấp vừa đủ đem lại hiệu quả cao.

Các infographic ngày càng phổ biến, được nhiều đơn vị sử dụng để cập nhật, tổng hợp thông tin
Các infographic ngày càng phổ biến, được nhiều đơn vị sử dụng để cập nhật, tổng hợp thông tin

Một nghiên cứu cho thấy rằng infographic “níu giữ” người sử dụng mạng xã hội, khiến họ chia sẻ thường xuyên. Minh chứng cho việc thúc đẩy chính là đây!

Nên bắt đầu như thế nào?

Một số tác giả sẽ chuyên nghiệp riêng về mảng đồ họa thông tin. Các sản phẩm thường khởi điểm khoảng từ 1.000 đô la. Bạn có thể cân nhắc tùy thuộc vào ngân sách của mình, hoặc cũng có thể sử dụng một số dịch vụ hỗ trợ như Visual.ly . 

Một số lưu ý

  • Việc sử dụng infographic để truyền đạt thông tin ngày càng phổ rộng, mọi người đều đang làm infographic. Điều này dẫn tới hiện tượng “bão hòa” khi nhiều sản phẩm không chất lượng hay chưa thực sự nổi bật hiện lên dày đặc. Bởi vậy, bạn phải sáng tạo infographic của mình cho thật tốt để nó mang lại được giá trị
  • Sự kết hợp mới – gifographic, được phát triển dựa trên một infographic thông thường nhưng thay cho hình ảnh, chúng ta có các gif linh động trên sản phẩm.

2. Đánh giá sản phẩm (Review sản phẩm) – Hình thức đơn giản đem tới hiệu quả không ngờ

Bài đánh giá sản phẩm có thể giúp tăng lượng truy cập website chóng mặt. Mỗi ngành đều có những mảng sản phẩm, phần mềm và dịch vụ riêng biệt.

Khi bạn tham gia vào đội ngũ các nhà phát triển, nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp dịch vụ chính, tôi tin rằng bạn sẽ nhận được ánh nhìn công nhận và tôn trọng. Tất cả những gì bạn cần làm là chia sẻ trải nghiệm của mình với sản phẩm và đưa ra đề xuất để xúc tiến nó.

Các bài đánh giá đều có tiêu đề hấp dẫn, kích thích người xem "click chuột" để tham khảo
Các bài đánh giá đều có tiêu đề hấp dẫn, kích thích người xem “click chuột” để tham khảo

Nên bắt đầu như thế nào?

Đây là một mẫu ví dụ cho bài đánh giá sản phẩm:

      • Giới thiệu sản phẩm
      • Giới thiệu nhà sản xuất
      • Mô tả sản phẩm
      • Chia sẻ những gì bạn thích
      • Chia sẻ những gì bạn không thích
      • Cung cấp đề xuất của bạn
      • Đưa ra lời kêu gọi hành động

Một số lưu ý

    • Nếu sản phẩm là một mặt hàng thực, bạn có thể triển khai video để đánh giá. Video sẽ cho phép bạn tiếp cận thực tế sản phẩm, những tiếp xúc, cảm nhận chân thật hơn để truyền tải tới người tiêu dùng.
Cùng một sản phẩm, nhiều đánh giá khác nhau từ reviewer sẽ giúp bạn có cái nhìn khách quan, đa dạng
Cùng một sản phẩm, nhiều đánh giá khác nhau từ reviewer sẽ giúp khách hàng có cái nhìn khách quan, đa dạng
      • Có gì trong một bài đánh giá thu hút? Bạn đã nắm được chưa? Để tạo bài đánh giá ở cấp độ này, bạn có thể tham khảo một số tiêu chí sau:
      • Ví dụ sản phẩm trong thực tế
      • Kết quả kiểm tra sản phẩm đem lại thông tin bổ ích
      • Có sự so sánh rõ ràng, chi tiết
Với mỗi video đánh giá, người xem có thể được trải nghiệm tận mắt bao bì, trạng thái của sản phẩm dù chưa hề sở hữu chúng
Với mỗi video đánh giá, người xem có thể được trải nghiệm tận mắt bao bì, trạng thái của sản phẩm dù chưa hề sở hữu chúng
    • Hoặc, bạn có thể chia nhỏ chúng thành các bước, theo gợi ý sau:
      • Bước 1 – Chọn một loại sản phẩm cụ thể
      • Bước 2 (Rất quan trọng!) – Thực sự mua sản phẩm
      • Bước 3 – Quyết định xem những thử nghiệm nào sẽ hữu ích
      • Bước 4 – Định lượng và so sánh kết quả

Bằng cách đó, người theo dõi trang của bạn dễ dàng so sánh hiệu suất của từng sản phẩm. Và đó là tất cả những gì cần có để đánh giá sản phẩm một cách văn minh, sạch sẽ. Có thể sẽ mất rất nhiều công sức, nhưng đó là điều mà bất cứ ai cũng có thể làm được nếu họ quyết tâm.

3. Video – Thể loại quen thuộc nhưng luôn thu hút

Có vô vàn những loại video khác nhau. Song, cho dù xuất hiện ở nội dung nào, video cũng đều truyền đạt thông tin một cách dễ nhớ và ngắn gọn nhất. Một video được thực hiện chỉn chu, nó sẽ tăng lượng truy cập website phi thường. Dưới đây là video thực hiện bởi Crazy Egg, thu về 21.000$/tháng.

(Why your visitors aren’t converting – CrazyEgg)

Nên bắt đầu như thế nào?

  • Cho dù video của bạn có là dạng thuyết minh, tư liệu hay vui nhộn hơn để giải trí, bạn cũng cần dựng lên một kịch bản cụ thể và thực hiện đúng theo đó.
  • Một video không chỉ diễn biến với những hình ảnh chuyển động. Đó còn là về những gì bạn nói, bạn thể hiện tương tác hay biểu cảm trong đó.
  • Đưa video lên YouTube và Vimeo. Cả hai đều là những nền tảng chia sẻ video giúp tăng lượng truy cập website, giúp ích cho bạn thu thập tương tác tự nhiên từ người dùng hay cải thiện kết quả tìm kiếm video của mình.

Một số lưu ý

  • Làm được một video chất lượng không hề “rẻ”. Bạn có thể bắt đầu với những sản phẩm quy mô nhỏ. Tuy vậy việc đầu tư những video bài bản và chuyên nghiệp sẽ tỷ lệ thuận với một đội ngũ làm video tốn kha khá chi phí.
  • Mỗi video chỉ nên giới hạn trong 3 phút. Đó là thời lượng tốt nhất để người xem không “bỏ đi”.

4. Đánh giá sách (Review sách) – Vừa được đọc sách, vừa tăng traffic

Là công việc bạn đưa ra những phê bình, tích cực cả tiêu cực về một sản phẩm sách mới trải nghiệm. Điều này sẽ giúp thể hiện quan điểm, năng lực cảm nhận của bản thân bạn cũng như là nguồn tham khảo hữu ích cho những người cũng đang quan tâm tới sản phẩm ấy.

Các blog đánh giá sách cũng là một địa chỉ lý tưởng giúp người mua có thêm nhìn nhận khách quan về sản phẩm
Các blog đánh giá sách cũng là một địa chỉ lý tưởng giúp người mua có thêm nhìn nhận khách quan về sản phẩm

Nên bắt đầu như thế nào?

Tùy theo mong muốn của mình, bạn có thể đánh giá sách có thể chuyên sâu hoặc đơn giản, gần gũi. Dưới đây tôi có một số đề xuất khoảng 7 gợi ý, có thể sẽ giúp ích cho bạn đấy

    • Giới thiệu sách: 1-5 câu.
    • Giới thiệu tác giả: 1-5 câu.
    • Tóm tắt các luận điểm chính của cuốn sách: 1-3 câu / điểm.
    • Chia sẻ những gì bạn thích trong cuốn sách: 1-5 câu.
    • Chia sẻ những điều bạn không thích về cuốn sách: 1-5 câu.
    • Giới thiệu nó (hoặc không, tùy bạn) cho độc giả: 1-3 câu.
    • Đưa ra lời kêu gọi hành động hay thông điệp: kết hợp với đường liên kết, hay địa điểm mua/ đọc sách.

Một số lưu ý

Bạn nên chú ý xem xét các các bản thông tin từ tác giả liên quan tới đầu sách (có thể trước hay sau khi phát hành) để có cảm nhận tư tưởng đa chiều.

5. Podcast – Mới mẻ, xu hướng và dễ thích ứng

Thời gian gần đây, Podcast dần trở nên phổ biến hơn với đa dạng những sản phẩm chất lượng, chỉn chu. Điều đặc biệt ở đây chính là bởi chúng không khó thực hiện, linh hoạt khi bạn có thể nghe podcast trong lúc đi làm, dọn dẹp hay tập thể dục. Bởi vậy các ứng dụng sử dụng podcast tăng lượng truy cập website vượt bậc.

Tun Phạm, Giang ơi là hai trong số nhiều những influencer phát triển thêm hình thức podcast để chia sẻ nhưng quan điểm, tiếng nói của mình tới cộng đồng
Tun Phạm, Giang ơi là hai trong số nhiều những influencer phát triển thêm hình thức podcast để chia sẻ nhưng quan điểm, tiếng nói của mình tới cộng đồng

Giọng nói có một sức mạnh tuyệt vời mà bạn cần nắm lấy cơ hội này để truyền tải thông điệp của mình rộng rãi hơn

Nên bắt đầu như thế nào?

Thực lòng mà nói, tự mình dựng podcast vô cùng đơn giản, miễn là bạn có bộ thiết bị micrô phù hợp và một số kiến ​​thức chuyên môn

Một số lưu ý

  • Tương tự với mọi sản phẩm truyền thông khác, hãy bảo đảm rằng podcast của bạn có nội dung cụ thể trình bày về nó, đừng chỉ đăng tải một mẩu âm thanh!

Ví dụ: Chia sẻ về tập podcast mới phát hành theo kèm tổng quát chủ đề, đôi nét về ý tưởng. Hay, lấy bài podcast ấy làm một buổi thảo luận nhỏ. Điều này sẽ giúp tăng tương tác giữa bạn và người truy cập hơn.

  • Hãy tham khảo trước một số bản podcast nổi bật, nhận được nhiều lượt yêu thích. Bạn sẽ có thêm trải nghiệm và dần quen thuộc với công việc này.

6. Talkshow – Giao lưu trực tuyến trên nền tảng số

Khi bạn có cơ hội trao đổi với một người có chuyên môn, người có ảnh hưởng tới xã hội hay nhìn chung là một người nổi tiếng trong lĩnh vực mà bạn đang hướng đến, bạn sẽ nhận được rất nhiều ánh nhìn ngưỡng mộ từ xung quanh.

Hơn thế nữa, còn là lượng truy cập đông đảo. Này là cuộc phỏng vấn của bạn. Thông tin, của độc quyền bạn.

Nên bắt đầu như thế nào?

Đầu tiên, bạn cần phải mời người được phỏng vấn và sắp xếp thời gian để trò chuyện. Khi bạn đã hoàn thành điều đó, đây là một số kinh nghiệm tốt để thực hiện cuộc phỏng vấn:

    • Giới thiệu khách mời. Bạn cần tạo ra sự phấn khích và mong đợi.
    • Đặt một câu hỏi. Hãy để người được phỏng vấn trả lời tự nhiên, thoải mái.
    • Tiếp tục với dạng câu hỏi và câu trả lời cho đến khi kết luận. Nếu những điểm hấp dẫn được diễn ra trong cuộc thảo luận (và bạn đã thành thạo trong việc ứng biến linh hoạt), bạn có thể chủ động tùy chỉnh, rút ngắn vấn đề bằng những câu hỏi khác.
    • Cuối cùng, kết luận. Hãy đảm bảo bạn thể hiện sự trân trọng tới người được phỏng vấn và đưa ra thông điệp cho những khán giả của bạn. Một lời kêu gọi ý nghĩa sẽ giúp tăng lượng truy cập website đấy.

Một số lưu ý

  • Để đảm bảo tính nhanh chóng, cập nhật, các buổi talkshow hay tọa đàm nay thường xuyên được live-stream trên các nền tảng số, khán giả sẽ được theo dõi và tương tác ngay cùng khách mời dù ở bất cứ đâu. Bạn có thể tham khảo nhé!
  • Nếu buổi phỏng vấn được lưu trữ bằng âm thanh hay video, bạn hãy chủ động tóm tắt lại chúng theo dạng văn bản, tổng quan mà vẫn cô đọng nhất.

AloNgay – giải pháp lý tưởng giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi cho website của bạn

Sau khi áp dụng đa dạng các hình thái nhằm tăng traffic, cải thiện lượng truy cập, bạn đừng quên phải có những đánh giá về chất lượng website.

Là một website chuyên cung cấp các dịch vụ giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi, AloNgay sẽ mang đến cho bạn bộ công cụ Marketing tăng doanh số hợp lý, thống kê đầy đủ, chính xác nhằm khắc phục kế hoạch tăng trưởng cho website kịp thời nhất..

Các dịch vụ từ AloNgay chính là những gì website của bạn cần
Các dịch vụ từ AloNgay chính là những gì website của bạn cần

Trong đó, việc theo dõi tỷ lệ chuyển đổi cho phép bạn đo được hiệu suất của website trong việc:

    • Nắm bắt được đang có bao nhiêu phần trăm người dùng đang hoàn thành các mục tiêu bạn đặt ra như: sử dụng các pop-up để lưu lại số điện thoại, gmail, tài khoản mạng xã hội…
    • Đánh giá độ hiệu quả của một website và xác định các phần nên được cải thiện để phát triển website của bạn.

Đến với AloNgay, đội ngũ chuyên gia của chúng tôi sẽ có những tư vấn hợp lý dựa vào mục đích mà website của bạn đang theo đuổi, từ đó hoạch định kịp thời nhằm tăng trưởng tốt nhất cho nền tảng của bạn.

Nhiều khách hàng đã sử dụng và để lại đánh giá tốt về AloNgay

Hãy nhanh chóng Truy cập AloNgay để dùng thử miễn phí, tăng tỷ lệ chuyển đối để tối ưu website và chính những kế hoạch phát triển của bạn nhé

Lời kết

Lượng truy cập có thể được thúc đẩy tới đâu, phụ thuộc vào chất lượng website, hay blog của bạn. Những gợi ý trên đây không phải là tất cả, bạn hoàn toàn có thể sử dụng, tiếp thu chúng.

Nhưng, chúng tôi khuyến khích bạn phát triển ý tưởng từ những hình thức cơ bản trên bởi sự đa dạng của nội dung là vô tận. Đừng ngại thử thách với những chủ đề mới.

Bất kể bạn sử dụng hình thức gì, nền tảng nào hay thể hiện nội dung ra sao, cái đích hướng tới cuối cùng chính là khán giả của bạn. Hãy bắt đầu và cho mọi người thấy được sản phẩm của bạn!

Content Specialist
Chào mọi người, mình là Thùy Dương – từng trải nghiệm với công việc Freelancer và một số vị trí liên quan tới viết lách, làm nội dung trong lĩnh vực kinh doanh, quảng cáo. Mình sẽ đem tới nhiều hơn nữa những bài viết hữu ích về Marketing, hy vọng sẽ là nguồn tham khảo đáng tin cậy cho các bạn!
Xem tất cả bài viết

Alo Ngay là công cụ cho phép khách hàng để lại số điện thoại và yêu cầu gọi lại trên website của bạn khi cần tư vấn về sản phẩm hay dịch vụ mà bạn cung cấp.

Số điện thoại hỗ trợ: 0988.370.251

Email: [email protected]